Ngôi chùa ở Sài Gòn giữ 4 kỷ lục Việt Nam

    Pháp viện Minh Đăng Quang xây dựng trên khu đất rộng hơn 37.000 m2 với những tượng Phật, bảo tháp, lễ hội được công nhận kỷ lục.

    Pháp viện Minh Đăng Quang hình thành năm 1968 thuộc hệ phái Khất sĩ, ban đầu chỉ gồm ngôi chánh điện nhỏ và một số am cốc bằng tre.

    Pháp viện Minh Đăng Quang hình thành năm 1968 thuộc hệ phái Khất sĩ, ban đầu chỉ gồm ngôi chánh điện nhỏ và một số am cốc bằng tre.

    Đầu năm 2009, pháp viện được xây dựng quy mô với nhiều hạng mục. Hiện, công trình là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc sắc, rộng lớn ở ngay Xa lộ Hà Nội (quận 2), cửa ngõ vào trung tâm TP HCM.

    Hệ phái Khất sĩ ra đời năm 1944 tại Nam bộ, do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập. Nơi đây, ngoài chức năng như một ngôi chùa, còn đào tạo Phật pháp cho các tăng lữ, Phật tử nên được gọi là pháp viện.

    Pháp viện nằm ở khu đất rộng hơn 37.000 m2, với nhiều công trình, nổi bật là 4 bảo tháp cao ở bốn góc, giữa là khu chánh điện.

    Pháp viện nằm ở khu đất rộng hơn 37.000 m2, với nhiều công trình, nổi bật là 4 bảo tháp cao ở bốn góc, giữa là khu chánh điện.

    Tháng 5/2019, Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã xác lập 4 kỷ lục tại Pháp viện gồm: Ngôi tịnh xá có bốn bảo tháp lớn nhất Việt Nam, bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất, nơi tổ chức Đại lễ kỷ niệm 60 năm Đức tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng lớn nhất và nơi diễn ra Lễ khất thực cổ Phật lớn nhất.

    Hai bảo tháp còn lại mang tên Hồng Ân, Tứ Ân. Hai tháp có hình tứ giác, gồm 13 tầng, cao 49 m, dùng để thờ linh cốt của chư Tăng và Phật tử.

    30s nén khóc trên sóng VTV làm nên khoảnh khắc “lịch sử“ của BTV được vinh danh Dẫn chương trình ấn tượng của năm
    Bắc Giang: Yêu cầu xử lý nghiêm việc làm lây lan dịch tại Trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên
    Bắc Giang quy hoạch 2 khu đô thị gần 50ha

     

    Từ cổng tam quan vào là hai bảo tháp 9 tầng, cao 37 m, bên phải là bảo tháp Ca Diếp, phía trái là bảo tháp Xá Lợi.

    Từ cổng tam quan vào là hai bảo tháp 9 tầng, cao 37 m, bên phải là bảo tháp Ca Diếp, phía trái là bảo tháp Xá Lợi.

    Hai bảo tháp Ca Diếp, Xá Lợi có thiết kế giống nhau, đối xứng hai bên. Tháp Ca Diếp là nơi tôn trí thờ các vị Phật và người sáng lập hệ phái Khất sĩ. Tháp còn lại có chức năng thư viện, lưu trữ các tài liệu Phật giáo, kinh pháp...

    Bốn ngôi bảo tháp này là biểu tượng Tứ thiên vương hầu Phật. Chánh điện là ngôi tháp ở giữa, cao ba tầng được xây theo kiểu hình bát giác, xung quanh là các tháp nhỏ hơn.

    Bắc Giang phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Suối Nứa
    Honda Winner X 2022 thực tế nét căng: 5 điểm mới đáng tiền, tiêu thụ 1,99L/100km
    Quán quân Olympia “con nhà nghèo“ ngày ấy-bây giờ: Sở hữu công ty riêng và khối tài sản “khủng“

    Bên trong chánh điện với kết cấu chính bằng gỗ, được điêu khắc hoa văn tinh xảo.

    Bên trong chánh điện với kết cấu chính bằng gỗ, được điêu khắc hoa văn tinh xảo.

    Chính giữa là một bảo tháp bằng gỗ cao 13 m. Bên trong tôn trí tượng Phật Thích ca bằng đồng cao 7,2 m, nặng 7,2 tấn. Công trình này được công nhận là ngôi tịnh xá có bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất Việt Nam.

    Xung quanh chánh điện là các tháp nhỏ đặt ở bốn góc, là nơi đặt chuông, trống của pháp viện.

    Xung quanh chánh điện là các tháp nhỏ đặt ở bốn góc, là nơi đặt chuông, trống của pháp viện.

    Các tháp đều được thiết kế hoa văn với hình ảnh nổi bật là những đóa hoa sen cách điệu - loài hoa gắn liền với Phật giáo.

    Các tháp đều được thiết kế hoa văn với hình ảnh nổi bật là những đóa hoa sen cách điệu - loài hoa gắn liền với Phật giáo.

    Hai con nối nghiệp bố NSND Trần Nhượng: Kẻ ‘đại gia chân đất‘, người xinh đẹp như hot girl
    Bắc Giang sắp có khu đô thị nghỉ dưỡng Đồi Ngô 1 hơn 60ha
    Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2022: Liệu miền Bắc có rét đậm, rét hại?

    Ở các đầu đao của tháp đều gắn hoa văn bông sen, phía trên là bánh xe Pháp luân uốn cong vút lên trời.

    Ở các đầu đao của tháp đều gắn hoa văn bông sen, phía trên là bánh xe Pháp luân uốn cong vút lên trời.

    Những bức tranh trên đá, gỗ quanh pháp viện kể về các tích kinh Phật, quá trình hình thành của hệ phái Khất sĩ...

    Những bức tranh trên đá, gỗ quanh pháp viện kể về các tích kinh Phật, quá trình hình thành của hệ phái Khất sĩ...

    Khuôn viên pháp viện rộng rãi với nhiều cây xanh, bonsai cùng tượng Phật bài trí trong các điện, trên thảm cỏ...

    Khuôn viên pháp viện rộng rãi với nhiều cây xanh, bonsai cùng tượng Phật bài trí trong các điện, trên thảm cỏ...

    Nằm khuất một góc, cạnh hai bảo tháp Hồng Ân, Tứ Ân là ngôi chánh điện cũ của pháp viện. Công trình đơn sơ, nhỏ bé nhưng là dấu tích cho sự phát triển của pháp viện Minh đăng Quang và hệ phái Khất sĩ ở miền Nam.

    create

    Quỳnh Trần / vnexpress.net

    Hải Dương: Tưng bừng chờ đón lễ hội đường phố và trình chiếu ánh sáng với hàng trăm mô hình đèn Led chào mừng TP lên đô thị loại I

    Hải Dương: Tưng bừng chờ đón lễ hội đường phố và trình chiếu ánh sáng với hàng trăm mô hình đèn Led chào mừng TP lên đô thị loại I

    timer24/10/2019

    Chương trình mang tên Lễ hội đường phố năm 2019 - Ánh sáng Thành Đông sẽ được tổ chức vào ngày 26/10 tới đây.

    Độc đáo trang phục truyền thống của các dân tộc trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II năm 2019

    Độc đáo trang phục truyền thống của các dân tộc trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II năm 2019

    timer21/10/2019

    Các đoàn tham dự ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II năm 2019 trình diễn những bộ trang phục dân tộc hết sức độc đáo và đa dạng, mang đậm nét truyền thống của các dân tộc địa phương.

    Nghi lễ tặng quà của cô dâu dành cho gia đình nhà chồng của người Thái đen Điện Biên

    Nghi lễ tặng quà của cô dâu dành cho gia đình nhà chồng của người Thái đen Điện Biên

    timer18/10/2019

    Từ thưở xa xưa, trong lễ cưới của người Thái ngành Thái đen ở Điện Biên, khi cô dâu về nhà chồng bao giờ cũng mang theo những món quà là những lễ vật do chính tay mình chuẩn bị để tặng cho gia đình nhà chồng. Nghi lễ tặng quà này đã thể hiện nét đẹp nhân văn trong đời sống của cộng đồng người Thái và được duy trì cho đến tận bây giờ.

    Người phụ nữ Điện Biên thổi niềm đam mê tới giới trẻ về di sản âm nhạc dân gian quý báu

    Người phụ nữ Điện Biên thổi niềm đam mê tới giới trẻ về di sản âm nhạc dân gian quý báu

    timer10/10/2019

    Chị Quàng Thị Dua, (bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, Mường Chà, Điện Biên) là một trong số ít nghệ nhân diễn tấu và chế tác được sáo mũi của người Khơ Mú. Không chỉ lưu giữ một di sản văn hóa quý báu của người Khơ Mú đang bị thất truyền, chị còn tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ.