Hà Nam: Lễ hội đền Trần Thương năm 2017

    Sáng 9/10 (tức ngày 20 tháng 8 năm Đinh Dậu) tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, xã Nhân Đạo, UBND huyện Lý Nhân đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Trần Thương năm 2017 và Lễ tưởng niệm 717 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn (20/8/1300 – 20/8/2017).

    Dự lễ dâng hương và tưởng niệm có đồng chí Lê Thị Thanh Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; các đồng chí đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và huyện Lý Nhân cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

    Diễn văn kỷ niệm 717 năm ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn một lần nữa khẳng định: Trong sự nghiệp võ công, văn trị hiển hách của nhà Trần, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chính là trụ cột của Đại Việt. Ông là nhà quân sự tài ba, nhà chính trị kiệt xuất.

    Trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược thế kỷ XIII, ông giữ vai trò Quốc Công Tiết Chế thao binh, khiển tướng hết thảy binh nghiệp quân sự Đại Việt. Ông còn có học vấn uyên bác, hiểu thấu “lục thao, tam lược”. Ở ông hội tụ đủ Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Tín.

    Ở thời Trần, vùng đất Hà Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là phên dậu phía Bắc của hành cung Thiên Trường. Đặc biệt, để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2, Trần Hưng Đạo đã chọn vùng đất Trần Thương để lập 6 kho lương mà vị trí ngôi đền Trần Thương tọa lạc hiện nay là kho lương chính.

    Chính vì thế, đền Trần Thương cùng với đền Kiếp Bạc (Hải Dương), đền Bảo Lộc (Nam Định) là 3 di tích tiêu biểu thờ Đức Thánh Trần. Hằng năm, vào ngày mất của ông cả 3 địa điểm trên đều tổ chức lễ hội lớn thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tới chiêm bái với tâm thức “Tháng Tám giỗ Cha”.

    Sau diễn văn kỷ niệm do đại diện lãnh đạo UBND huyện Lý Nhân trình bày, thừa uỷ quyền của lãnh đạo UBND tỉnh, đồng chí Lê Xuân Huy, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố và trao Quyết định của UBND tỉnh công nhận Di tích lịch sử văn hóa đền Trần Thương là điểm du lịch địa phương cho lãnh đạo UBND huyện Lý Nhân. Việc công nhận này sẽ giúp huyện Lý Nhân thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn, thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác du lịch.

    Hai con nối nghiệp bố NSND Trần Nhượng: Kẻ ‘đại gia chân đất‘, người xinh đẹp như hot girl
    Bắc Giang sắp có khu đô thị nghỉ dưỡng Đồi Ngô 1 hơn 60ha
    Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2022: Liệu miền Bắc có rét đậm, rét hại?
    Hải Dương: Tưng bừng chờ đón lễ hội đường phố và trình chiếu ánh sáng với hàng trăm mô hình đèn Led chào mừng TP lên đô thị loại I

    Hải Dương: Tưng bừng chờ đón lễ hội đường phố và trình chiếu ánh sáng với hàng trăm mô hình đèn Led chào mừng TP lên đô thị loại I

    timer24/10/2019

    Chương trình mang tên Lễ hội đường phố năm 2019 - Ánh sáng Thành Đông sẽ được tổ chức vào ngày 26/10 tới đây.

    Độc đáo trang phục truyền thống của các dân tộc trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II năm 2019

    Độc đáo trang phục truyền thống của các dân tộc trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II năm 2019

    timer21/10/2019

    Các đoàn tham dự ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II năm 2019 trình diễn những bộ trang phục dân tộc hết sức độc đáo và đa dạng, mang đậm nét truyền thống của các dân tộc địa phương.

    Nghi lễ tặng quà của cô dâu dành cho gia đình nhà chồng của người Thái đen Điện Biên

    Nghi lễ tặng quà của cô dâu dành cho gia đình nhà chồng của người Thái đen Điện Biên

    timer18/10/2019

    Từ thưở xa xưa, trong lễ cưới của người Thái ngành Thái đen ở Điện Biên, khi cô dâu về nhà chồng bao giờ cũng mang theo những món quà là những lễ vật do chính tay mình chuẩn bị để tặng cho gia đình nhà chồng. Nghi lễ tặng quà này đã thể hiện nét đẹp nhân văn trong đời sống của cộng đồng người Thái và được duy trì cho đến tận bây giờ.

    Người phụ nữ Điện Biên thổi niềm đam mê tới giới trẻ về di sản âm nhạc dân gian quý báu

    Người phụ nữ Điện Biên thổi niềm đam mê tới giới trẻ về di sản âm nhạc dân gian quý báu

    timer10/10/2019

    Chị Quàng Thị Dua, (bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, Mường Chà, Điện Biên) là một trong số ít nghệ nhân diễn tấu và chế tác được sáo mũi của người Khơ Mú. Không chỉ lưu giữ một di sản văn hóa quý báu của người Khơ Mú đang bị thất truyền, chị còn tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ.