Hà Nam: Huyền thoại 10 cô gái Lam Hạ anh hùng

    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, dải đất Lam Hạ, TP.Phủ Lý (Hà Nam) uốn mình bên dòng sông Châu Giang thơ mộng trở thành trọng điểm giao thông huyết mạch từ Bắc vào Nam.

    Trong những ngày chiến đấu căng thẳng và ác liệt nhằm chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc huyết mạch giao thông đã có nhiều nam nữ dân quân của xã anh dũng hy sinh, trong đó có 10 nữ dân quân. Giờ đây, tên tuổi của các chị đã mãi đi vào huyền thoại, trở thành niềm tự hào về một quá khứ anh hùng của dân tộc.

    Những đóa hoa bất tử

    Hơn 50 năm trước, ngày 1/10/1966 là ngày diễn ra trận hiệp đồng chiến đấu oanh liệt, tiêu biểu nhất của dân quân xã Lam Hạ, Hà Nam, trong đó có Đại đội 1, Tiểu đoàn 6 pháo phòng không 37mm thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nam Hà.

    Trong trận đánh đó, dân quân tự vệ thôn Đình Tràng đã hiệp đồng chặt chẽ với đại đội cao xạ cản phá nhiều tốp máy bay của địch, khiến cho hầu hết bom đạn của chúng ném trượt khỏi mục tiêu. Không phá được các mục tiêu, địch điên cuồng quay sang tập kích hủy diệt trận địa pháo cao xạ đặt cách cầu Phủ Lý khoảng 300m.

     

    Đền thờ 10 cô gái Lam Hạ

    Đền thờ 10 cô gái Lam Hạ

    Loạt bom bi và rocket đầu tiên dội xuống, 6 nữ pháo thủ dân quân là Đinh Thị Tâm, Phan Thị Tuyết, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Thi, Phạm Thị Lan và Vũ Thị Phương đã anh dũng hy sinh ngay trên trận pháo.

    30s nén khóc trên sóng VTV làm nên khoảnh khắc “lịch sử“ của BTV được vinh danh Dẫn chương trình ấn tượng của năm
    Bắc Giang: Yêu cầu xử lý nghiêm việc làm lây lan dịch tại Trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên
    Bắc Giang quy hoạch 2 khu đô thị gần 50ha

    Trong đó nữ dân quân Nguyễn Thị Thi hy sinh khi mới 16 tuổi. Trước khi hy sinh, cô còn nói với người anh trai cùng đồng đội là đừng dời trận pháo, hãy thay em chiến đấu để bảo vệ quê hương. Hình ảnh chị Đinh Thị Tâm bị bom cứa nát chân nhưng vẫn kiên trung đứng ôm chặt cây súng hướng về phía quân thù. Còn cô giáo - y tá Vũ Thị Phương, mặc dù bị thương nặng vẫn nén đau, giấu mọi người để tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi kiệt sức và vĩnh viễn ra đi.

    8 ngày sau, ngày 9/10/1966, trên các trận địa phòng không bảo vệ hướng bắc cầu Phủ Lý bố trí trên địa bàn xã Lam Hạ lại diễn ra trận đấu sức quyết liệt với không quân Mỹ.

    Tại trận địa phòng không đặt tại thôn Đường Ấm, đại đội pháo 57mm của Trung đoàn 233; các đơn vị súng máy cao xạ 12,7mm của dân quân đã tập trung hoả lực, chiến đấu dũng cảm, cản phá có hiệu quả nhiều tốp máy bay địch khiến hầu hết bom đạn của chúng rơi xuống lòng sông.

    Địch giở thủ đoạn vừa bắn phá mục tiêu vừa tập kích áp chế hoả lực phòng không của ta - trọng tâm là trận địa pháo của Trung đoàn 233 đặt tại thôn Đường Ấm.

    Ngay loạt bom đầu tiên, một số pháo thủ của đơn vị và 5 dân quân thôn Đường Ấm, trong đó có 3 nữ pháo thủ là Nguyễn Thị Thuận, Trần Thị Thẹp, Nguyễn Thị Oánh hy sinh. Gần một năm sau, ngày 7/7/ 1967, tại trận địa pháo đặt tại thôn Hoà Lạc, trong trận đánh trả máy bay Mỹ đến phá cầu, nữ dân quân Đặng Thị Chung đã chiến đấu dũng cảm và anh dũng hy sinh cùng hơn chục pháo thủ khác.

    Địa chỉ đỏ của du khách

    Bắc Giang phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Suối Nứa
    Honda Winner X 2022 thực tế nét căng: 5 điểm mới đáng tiền, tiêu thụ 1,99L/100km
    Quán quân Olympia “con nhà nghèo“ ngày ấy-bây giờ: Sở hữu công ty riêng và khối tài sản “khủng“

    Để tỏ lòng tri ân và thực hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", 10 cô dân quân pháo phòng không Lam Hạ nói riêng và hơn 17 nghìn liệt sĩ của tỉnh nói chung, đầu năm 2009, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án xây dựng công trình Đền Liệt sĩ tỉnh và Đền thờ 10 nữ dân quân pháo phòng không Lam Hạ ngay tại trận địa pháo phòng không, nơi các cô hy sinh năm xưa (tổ dân phố Đình Tràng, phường Lam Hạ, TP.Phủ Lý).

    Cụm di tích sau 18 tháng thi công đã hoàn thành, trở thành địa chỉ đỏ của nhân dân trong toàn tỉnh. Tháng 12/2010, để ghi nhận những chiến công và lưu niệm địa điểm trận địa pháo phòng không Lam Hạ, UBND tỉnh đã ra Quyết định xếp hạng Trận địa phòng không ghi dấu chiến công của 10 nữ dân quân pháo phòng không Lam Hạ là Di tích lịch sử lưu niệm sự kiện cấp tỉnh. Tháng 8/ 2016, Bộ VH-TT&DL đã ra Quyết định xếp hạng Địa điểm trận địa pháo phòng không Lam Hạ là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

     

    Đền thờ liệt sĩ tỉnh Hà Nam

    Đền thờ liệt sĩ tỉnh Hà Nam

    Đáp ứng lòng mong mỏi của đảng bộ, chính quyền, cũng như nhu cầu phát triển du lịch, ngày 1/7/2016, UBND tỉnh đã ra Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Đền thờ Anh hùng Liệt sĩ và Di tích lịch sử văn hóa tỉnh.

    Theo đó, khu đền thờ và di tích lịch sử văn hóa (diện tích 18,5ha) được tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan gồm 5 khu: Khu trung tâm, khu đền thờ, khu dịch vụ, khu hồ và đường dạo, khu bãi đỗ xe. Kiến trúc công trình được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ truyền bảo đảm về chức năng sử dụng và công tác bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa.

    Khu trung tâm có diện tích trên 12.111m2 bao gồm quảng trường, tượng đài và khu đón tiếp khách có vị trí nằm ở trung tâm khu đất. Khu đền thờ và trận địa pháo có diện tích trên 12.375 m2 ngoài Đền thờ Liệt sĩ tỉnh, Đền thờ 10 cô gái Lam Hạ còn có nhà lưu niệm đồng chí Lương Khánh Thiện. Đồng chí Lương Khánh Thiện (1903 - 1941) là nhà hoạt động chính trị, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Xứ ủy Bắc kỳ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng.

    Hai con nối nghiệp bố NSND Trần Nhượng: Kẻ ‘đại gia chân đất‘, người xinh đẹp như hot girl
    Bắc Giang sắp có khu đô thị nghỉ dưỡng Đồi Ngô 1 hơn 60ha
    Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2022: Liệu miền Bắc có rét đậm, rét hại?

    Quê ông ở tổ dân phố Mễ Tràng, phường Liêm Chính, TP. Phủ Lý. Khu dịch vụ và phụ trợ được dành diện tích khá lớn 34.345 m2. Các công trình của khu vực này nằm hoàn toàn trong vườn cây xanh, trong đó có một số ngôi nhà mô phỏng kiến trúc cổ truyền của dân cư vùng đồng bằng Bắc bộ cùng với những vật dụng quen thuộc của người nông dân trồng lúa nước, có khu bán hàng lưu niệm, khu trận địa pháo (mô hình một số khẩu pháo) được bố trí xen kẽ.

    Ông Vũ Tranh Đấu, chủ từ cho biết, hiện Đền thờ Liệt sĩ tỉnh, Đền thờ 10 nữ liệt sĩ dân quân pháo phòng không Lam Hạ, tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lầu chuông, gác trống, hai dãy tả vu, hữu vu đã được UBNDTP. Phủ Lý giao cho phường Lam Hạ quản lý, đón các đoàn khách đến dâng hương và tham quan.

    Vài năm gần đây, vào các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, địa phương và ngày mất của các nữ liệt sĩ dân quân Lam Hạ, các gia đình thân nhân, nhân dân địa phương cùng các cấp lãnh đạo Trung ương, các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đều tổ chức dâng hương, lễ cầu siêu, thắp nến tri ân, thả đèn hoa đăng… để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

    Hơn 50 năm qua, ở nơi từng diễn ra trận pháo phòng không Lam Hạ vào mùa thu năm 1966 nay đã được đánh thức trở thành khu du lịch tâm linh lớn của tỉnh. Cùng với chùa Bầu, miếu Hai Cô, chùa Hòa Lạc, khu di tích này còn là điểm nhấn hấp dẫn đối với du khách khi đến với TP.Phủ Lý.

    create

    PHƯƠNG ANH / baodansinh.vn

    Hải Dương: Tưng bừng chờ đón lễ hội đường phố và trình chiếu ánh sáng với hàng trăm mô hình đèn Led chào mừng TP lên đô thị loại I

    Hải Dương: Tưng bừng chờ đón lễ hội đường phố và trình chiếu ánh sáng với hàng trăm mô hình đèn Led chào mừng TP lên đô thị loại I

    timer24/10/2019

    Chương trình mang tên Lễ hội đường phố năm 2019 - Ánh sáng Thành Đông sẽ được tổ chức vào ngày 26/10 tới đây.

    Độc đáo trang phục truyền thống của các dân tộc trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II năm 2019

    Độc đáo trang phục truyền thống của các dân tộc trong Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II năm 2019

    timer21/10/2019

    Các đoàn tham dự ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II năm 2019 trình diễn những bộ trang phục dân tộc hết sức độc đáo và đa dạng, mang đậm nét truyền thống của các dân tộc địa phương.

    Nghi lễ tặng quà của cô dâu dành cho gia đình nhà chồng của người Thái đen Điện Biên

    Nghi lễ tặng quà của cô dâu dành cho gia đình nhà chồng của người Thái đen Điện Biên

    timer18/10/2019

    Từ thưở xa xưa, trong lễ cưới của người Thái ngành Thái đen ở Điện Biên, khi cô dâu về nhà chồng bao giờ cũng mang theo những món quà là những lễ vật do chính tay mình chuẩn bị để tặng cho gia đình nhà chồng. Nghi lễ tặng quà này đã thể hiện nét đẹp nhân văn trong đời sống của cộng đồng người Thái và được duy trì cho đến tận bây giờ.

    Người phụ nữ Điện Biên thổi niềm đam mê tới giới trẻ về di sản âm nhạc dân gian quý báu

    Người phụ nữ Điện Biên thổi niềm đam mê tới giới trẻ về di sản âm nhạc dân gian quý báu

    timer10/10/2019

    Chị Quàng Thị Dua, (bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, Mường Chà, Điện Biên) là một trong số ít nghệ nhân diễn tấu và chế tác được sáo mũi của người Khơ Mú. Không chỉ lưu giữ một di sản văn hóa quý báu của người Khơ Mú đang bị thất truyền, chị còn tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ.